0

Giỏ hàng (0)

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng

Tổng Hợp 7 Kỹ Thuật Cắt Tóc Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao

Trong nghề tạo mẫu tóc, mỗi kỹ thuật đều có những đặc trưng riêng, yêu cầu người thợ phải có sự khéo léo, tỉ mỉ và hiểu rõ về công cụ mình sử dụng. Dưới đây là các kỹ thuật cắt tóc phổ biến, từ cơ bản đến nâng cao, cùng với gợi ý lựa chọn kéo phù hợp cho từng kỹ thuật.

Kỹ thuật cắt thẳng (Blunt Cut)

Kỹ thuật cắt thẳng là kỹ thuật cơ bản nhất trong ngành tóc, thường được áp dụng khi tạo hình cho mái tóc với đường cắt ngang gọn gàng, sắc nét. Đây là phương pháp giúp duy trì độ dài đồng đều, không tạo tầng và sử dụng cho mọi kiểu tóc.

Trong kỹ thuật này, lưỡi kéo phải luôn giữ vuông góc với tép tóc khi cắt để đảm bảo đường cắt sắc nét và không bị răng cưa.

  • Việc kiểm soát tốt góc độ cắt sẽ giúp tạo ra một mái tóc có kết cấu mượt mà, tự nhiên.
  • Khi thực hiện, cần giữ tay ổn định để đảm bảo các đường cắt chính xác, tránh bị lệch.

Cách cắt tóc ngang thẳng:

  • Chia tóc theo hình chữ A: Các lớp tóc được chia xiên, giúp kiểm soát độ rơi và độ dài một cách đồng đều.
  • Phần chân tóc (lớp 1): Chải thẳng xuống ở góc 0 độ, đây sẽ là phần tóc chuẩn để cắt theo đường ngang.
  • Các lớp tiếp theo: Vẫn giữ nguyên góc 0 độ, chải xuống để cắt theo đường chuẩn của lớp 1.

Kiểu kéo phù hợp: 

  • Vì đây là kỹ thuật cơ bản, có thể sử dụng nhiều loại kéo khác nhau.
  • Kéo có lưỡi thẳng tạo các đường cắt gọn đẹp
  • Kiểu quai offset giúp giảm áp lực lên cổ tay và khuỷu tay khi thao tác trong thời gian dài, tối ưu cho đường cắt ngang
  • Kiểu quai cân dễ kiểm soát góc cắt tốt hơn
Kỹ thuật cắt thẳng

Kỹ thuật cắt thẳng

Kỹ thuật cắt điểm (Point Cut)

Kỹ thuật cắt điểm (Point Cutting) là một phương pháp tạo hiệu ứng kết cấu tự nhiên cho mái tóc, giúp làm mềm các đường cắt và loại bỏ sự cứng nhắc của kiểu cắt thẳng. Đây là một kỹ thuật quan trọng trong tạo kiểu tóc hiện đại, thường được sử dụng để thay thế cho đường cắt ngang truyền thống hoặc để tạo hiệu ứng tỉa nhẹ phần ngọn tóc.

Khác với cắt thẳng, trong kỹ thuật cắt điểm, lưỡi kéo sẽ tiếp xúc với tóc theo một góc xiên, tạo ra những đường cắt răng cưa. Tùy vào độ sâu của góc cắt và cách đặt kéo, hiệu ứng của đường cắt có thể thay đổi đáng kể.

Cách cắt point cơ bản:

  • Chia tóc theo từng tép nhỏ để dễ dàng kiểm soát đường cắt.
  • Giữ tóc theo phương thẳng đứng hoặc hơi chéo so với khuôn mặt.
  • Đặt kéo nghiêng một góc 45 độ so với mảng tóc, thực hiện động tác cắt nhấp kéo nhẹ nhàng để tạo răng cưa ở phần ngọn tóc.

Kiểu kéo phù hợp:

  • Vì đây vẫn là đường cắt cơ bản (thẳng) nên kiểu kéo phù hợp vẫn là kiểu có lưỡi cắt thẳng. 
  • Kéo quai cân dễ dàng xoay kéo và kiểm soát góc cắt khi thực hiện các biến thể của Point Cut
Kỹ thuật cắt điểm

Kỹ thuật cắt điểm

Kỹ thuật Stroke Cut

Stroke Cut là kỹ thuật cắt bằng cách lắc kéo theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong khi cắt. Phương pháp này giúp tạo ra đường cắt mềm mại, tự nhiên, không quá sắc nét như khi cắt thẳng, đồng thời kiểm soát được độ dài và lượng tóc bị cắt một cách tinh tế.

Stroke Cut nhấn mạnh vào chuyển động lắc nhẹ kéo liên tục, giúp tạo ra hiệu ứng phân tán tóc, giúp tóc trông có độ chuyển động tự nhiên hơn

Cách stroke cut:
Khi thực hiện kỹ thuật, thợ tóc sẽ liên tục lắc nhẹ kéo trong khi di chuyển xuống theo đường cắt mong muốn. Điều này giúp tạo ra những đường cắt có độ chuyển tiếp mượt mà hơn.

  • Lắc theo chiều dọc: Hiệu ứng kéo dài và làm mềm các lớp tóc.
  • Lắc theo chiều ngang: Tán mỏng tóc, giúp tóc nhẹ hơn mà không làm thay đổi quá nhiều về độ dài tổng thể.

Kiểu kéo phù hợp: Kiểu quai cân hỗ trợ thao tác linh hoạt theo cả phương dọc và ngang

Kỹ thuật Stroke Cut

Kỹ thuật Stroke Cut

Kỹ thuật cắt chuốt (Slide Cutting)

Kỹ thuật cắt chuốt (Slide Cutting) là phương pháp cắt chéo từ phần giữa đến ngọn tóc, giúp tạo ra kết cấu tự nhiên và giảm trọng lượng tóc mà không làm mất đi độ dài tổng thể. Kỹ thuật được dùng phổ biến trong cắt layer.

Cách thực hiện:

  • Thợ tóc sẽ trượt kéo trên mặt tép tóc trong khi mở và đóng kéo nhẹ nhàng, hoặc chỉ trượt kéo trên tóc mà không đóng kéo (còn gọi là trượt tự do).
  • Kết quả là tạo ra kết cấu so le độc đáo giữa sợi tóc ngắn và dài, giúp mái tóc trông tự nhiên và có độ chuyển động.

Kiểu kéo phù hợp: Kéo có lưỡi cong bầu (Bamboo Leaf) hoặc kéo chuốt chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo đường cắt mượt mà, chính xác mà không làm tổn hại đến tóc.

Kỹ thuật cắt chuốt

Kỹ thuật cắt chuốt

Kỹ thuật cắt khô (Dry Cut)

Kỹ thuật cắt khô (Dry Cutting) là phương pháp cắt tóc khi tóc ở trạng thái khô hoàn toàn thay vì cắt khi tóc còn ướt. Đây là kỹ thuật quan trọng giúp thợ cắt tóc hình dung chính xác kiểu đầu sau khi hoàn thiện, bởi vì tóc khô sẽ phản ánh rõ ràng độ phồng, độ rơi tự nhiên và kết cấu thực tế của sợi tóc.

Lưu ý khi cắt tóc khô:

  • Tóc cần sạch và không có sản phẩm tạo kiểu để tránh ảnh hưởng đến đường cắt.
  • Kéo cần sắc bén hơn vì tóc khô có độ đàn hồi thấp, khó cắt hơn tóc ướt.
  • Không nên kéo giãn tóc quá mức khi cắt vì tóc khô không có độ đàn hồi như tóc ướt.

Kiểu kéo phù hợp:

  • Kéo chuyên dụng cho cắt khô nên có độ sắc cao để đảm bảo đường cắt mượt mà.
  • Chọn kéo có độ bền cao, làm từ các loại thép tốt để cắt khô vì cắt khô hao mòn công cụ nhanh hơn
  • Các loại kéo tỉa, chuốt, kéo cắt chi tiết phù hợp nhất để cắt khô và hoàn thiện mái tóc
Kỹ thuật cắt khô

Kỹ thuật cắt khô

Kỹ thuật tỉa tóc và tạo form bằng kéo tỉa

Tỉa tóc bằng kéo tỉa (thinning scissors) là kỹ thuật quan trọng giúp kiểm soát độ dày, tạo kết cấu và điều chỉnh form tóc mà không làm mất đi quá nhiều độ dài. Kéo tỉa có răng lược trên một hoặc cả hai lưỡi kéo, giúp loại bỏ từng phần tóc theo tỷ lệ nhất định, tạo hiệu ứng tự nhiên và nhẹ nhàng.

  • Khi cắt một đường thẳng mạnh mẽ như kéo cắt thường, kéo tỉa giúp giảm mật độ tóc mà vẫn giữ được hình dáng tổng thể.
  • Mỗi lần cắt, một phần tóc bị loại bỏ theo tỷ lệ rơi nhất định.
  • Tỷ lệ rơi phụ thuộc vào số răng kéo tỉa, kiểu răng, độ sắc của lưỡi kéo.

Cách tỉa tóc bằng kéo tỉa:

  • Dùng kéo tỉa cắt vào lớp giữa và lớp dưới của mái tóc.
  • Không nên cắt sát chân tóc để tránh tạo vết lỗ chỗ.
  • Tỉa theo đường dọc xuống theo chiều tóc rơi tự nhiên, không cắt ngang để tránh làm tóc bị thô cứng.
  • Tỉa lần lượt từng lớp tóc cho tới khi đặt hiệu ứng mong muốn

Kiểu kéo phù hợp:

  • Kéo quai cân (symmetrical handle): Phù hợp tỉa linh hoạt bằng mũi kéo ở nhiều góc độ
  • Kéo quai vênh (offset handle): Giúp giảm mỏi tay, khuỷu tay thoải mái hơn khi cắt trong thời gian dài.
  • Kéo tỉa 1 bên răng cho tỉ lệ rơi tóc cao hơn kéo tỉa 2 bên răng
  • Kéo dày răng hơn cho hiệu ứng tỉa mượt trong khi kéo răng thưa tạo ngấn rõ ràng
Kỹ thuật tỉa tóc

Kỹ thuật tỉa tóc

Kỹ thuật cắt trên lược

Kỹ thuật cắt tóc trên lược là phương pháp sử dụng lược để kê bên dưới kéo giúp đo độ dày và căn chỉnh đường cắt thẳng hơn. Kỹ thuật này thường phổ biến trong cắt tóc nam, cắt trên các mảng tóc lớn hoặc cắt tóc mái.

Hướng dẫn cách kê lược cắt tóc cơ bản

  • Lược phải được kê nghiêng một góc 45° từ dưới lên ngược chiều mọc tóc.
  • Khi cắt ở khu vực sát tai, nếu tóc chưa được cắt sát, bạn có thể điều chỉnh bằng cách kê lược theo chiều mọc tóc và cắt thêm một lần nữa.

Kiểu kéo phù hợp:

  • Kéo dài, khỏe, thường có chiều dài từ 6.5 – 7.0 cm, thích hợp cho việc cắt những kiểu tóc có độ dài trung bình hoặc dài.
  • Kéo tỉa giúp các phần tóc chi tiết hơn, giúp tóc trông tự nhiên và mềm mại.
Kỹ thuật cắt trên lược

Kỹ thuật cắt trên lược

Mỗi kỹ thuật cắt tóc đều có đặc điểm riêng và yêu cầu một loại kéo phù hợp để giúp thợ cắt tóc thao tác chính xác, giảm áp lực lên tay và tối ưu chất lượng đường cắt.. Nếu bạn là thợ cắt tóc hoặc đang tìm kiếm một cây kéo phù hợp với kỹ thuật cắt của mình, hãy cân nhắc thật kỹ để đầu tư đúng đắn!

 

Bình luận bài viết

Không có bình luận

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY